- Cát Bà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch xanh, tuy nhiên mục tiêu cuối cùng vẫn là phát triển bền vững. Đầu tiên là công tác quy hoạch, hạ tầng; tiếp đó là phát triển sản phẩm dịch vụ, khai thác bảo vệ môi trường.
Theo Quy hoạch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảo Cát Bà là một phần của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà, được UNESCO công nhận nên trong quy hoạch đầu tư phát triển phải chú trọng gìn giữ giá trị của di sản tự nhiên. Triết lý trong đầu tư phát triển đảo Cát Bà là tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững, quy hoạch phải lấy triết lý xanh làm chủ đạo. Theo đó, áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh, mô hình kinh tế tuần hoàn để định hướng quá trình đầu tư phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch...
Sau khâu quy hoạch, đầu tư hạ tầng phải đi trước một bước, đảm bảo xanh đối với giao thông, hệ thống xử lý nước thải, chất thải, năng lượng, nước sạch, bưu chính, viễn thông... Tất cả cần tuân nguyên tắc phát triển bền vững để tôn các giá trị tự nhiên của hòn đảo và không ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường. Khi có hạ tầng xanh, chúng ta có thể đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ để thu hút khách.
Ngoài ra, trách nhiệm cộng đồng là chung tay gìn giữ, tôn trọng tài nguyên cũng như bảo vệ môi trường. Bên cạnh chính quyền, sự tham gia của các doanh nghiệp lớn, cộng đồng doanh nghiệp, kể cả người dân sinh sống trên đảo và khách du lịch đều cần nhận thức đầy đủ và tuân thủ yêu cầu, nguyên tắc trong phát triển xanh và bền vững tại đây.
UBND xã Tân Ninh đã phát loa cảnh báo, yêu cầu không cho trẻ em tắm sông. Chính quyền cũng đề nghị người dân báo cho công an xã khi phát hiện vị trí cá sấu.
Ông Đoàn Văn Liệt, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh cho biết trên địa bàn xã không có trang trại nuôi cá sấu. Tuy nhiên, hôm 2/11, tại khu vực ấp 5, xã Đốc Binh Kiều (Tháp Mười, Đồng Tháp) người dân phát hiện một cá sấu kích cỡ tương tự nằm phơi nắng bên bờ sông nhưng không vây bắt được.
"Có thể cá sấu người dân thấy sáng nay ở kênh Bằng Lăng là từ Đồng Tháp bơi sang", lãnh đạo xã Tân Ninh nói và cho biết đêm nay lực lượng công an tiếp tục tìm kiếm, nếu phát hiện sẽ nhờ đơn vị chức năng vây lưới hoặc xung điện vây bắt.
Nam An
" alt=""/>Cá sấu xuất hiện dưới kênh ở Long An
- Theo ông, những tổn thương tâm lý lâu dài với những trẻ em từng là nạn nhân của các hành vi xâm hại là gì?
PGS.TS Trần Thành Nam: Trẻ là nạn nhân của dâm ô và xâm hại ở độ tuổi càng nhỏ thì mức ảnh hưởng càng lớn và hậu quả càng lâu dài. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay hoặc sau vài ba tuần với các dấu hiệu đặc trưng về cảm xúc (lo lắng, bồn chồn, trở nên quá cảnh giác hoặc nhạy cảm với các tình huống gợi nhớ); hành vi (né tránh những bối cảnh, không gian, địa điểm, con người có thể gợi nhớ lại sự kiện gây hoảng sợ làm cá nhân không thể thoải mái sinh hoạt và tham gia các hoạt động như trước đây nữa) và ký ức xâm nhập (những hành động sợ hãi đó có thể xuất hiện lặp lại trong giấc mơ khiến trẻ gặp ác mộng, tỉnh dậy giữa đêm và không thể trở lại đi ngủ được).
Nghiên cứu cũng cho thấy nạn nhân của xâm hại thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự tức giận. Các em tự đổ lỗi dằn vặt bản thân, mất sự tin tưởng vào người khác; tự thu mình lại trước các mối quan hệ xã hội. Về lâu dài, các em có nguy cơ phát triển các rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống (cuồng ăn hoặc chán ăn); rối loạn trong đời sống tình dục khi lớn lên; lạm dụng chất gây nghiện.
Tính trung bình, những em đã từng bị dâm ô hoặc xâm hại tình dục nghiêm trọng sẽ có hành vi tự hủy hoại (cắt tay; tự hành xác) nhiều hơn. Trung bình, mỗi em sẽ có từ 10-13 lần lập kế hoạch tự tử. Đáng sợ hơn là những người đã từng bị lạm dụng có nguy cơ trở thành tội phạm lạm dụng những đứa trẻ khác trong tương lai. Thế hệ sau của các em cũng thường có nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn những nhóm trẻ khác.
- Có một thực tế ở Việt Nam là nhiều người lớn không ý thức được những hành vi đụng chạm của mình với trẻ là một hành động gây tổn hại tâm lý trẻ, mà chỉ coi đó là sự trêu đùa. Theo ông, làm thế nào để nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ thân thể và tâm lý trẻ em trong những trường hợp này?
Theo quan điểm của cá nhân tôi, có lẽ kiến thức về những hành vi dâm ô và xâm hại trẻ em đã được giới thiệu trên truyền thông quá nhiều rồi. Tôi tin là về mặt nhận thức ai cũng biết, chỉ là vẫn còn khoảng cách giữa nhận thức chưa thay đổi hành vi.
Nó cũng giống như luật giao thông ai cũng biết không được vượt đèn đỏ nhưng vẫn có người vượt nếu như môi trường thuận lợi và không có cảnh sát giao thông. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tất cả những khu vực có nguy cơ (cụ thể trong trường hợp này là thang máy), chúng ta nên dán một thông báo rõ ràng, ví dụ như “Vì lý do an toàn, mọi hành vi của bạn đang được máy quay ghi lại”. Đó là biện pháp bất đắc dĩ khi một bộ phận thiếu ý thức về hành vi cá nhân nơi công cộng.
![]() |
Một hành vi đụng chạm vào bộ phận nhạy cảm của trẻ trong thang máy xảy ra ở Hà Nội mới đây. |
- Ông có thể chia sẻ một số biện pháp giúp trẻ tự vệ và nhận biết những kẻ khả nghi ở nơi công cộng?
Các chương trình tập huấn phòng chống xâm hại tình dục đã có nhiều. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh là những chương trình này phải được xây dựng dựa trên những bằng chứng nghiên cứu đi trước về tính hiệu quả của các chương trình, chứ không thể làm bừa, làm cho có, làm cho qua. Các chuyên gia thiết kế chương trình can thiệp phải dựa trên bằng chứng nghiên cứu khoa học chứ không phải thiết kế dựa trên quan điểm cá nhân “tôi nghĩ là” hay “tôi tin là”.
Ví dụ, nghiên cứu trên thế giới về các chương trình phòng chống xâm hại tình dục ở học sinh thường được thiết kế trên tiếp cận trường học (School-based), tiếp cận cộng đồng (community based), tiếp cận gia đình (family based) và tiếp cận tại chỗ (placed based). Mặc dù phải có sự đồng bộ triển khai giữa các hướng tiếp cận nhưng tiếp cận trường học đóng vai trò nòng cốt có sự ảnh hưởng nhất.
Về nội dung giảng dạy, các chương trình có hiệu quả đều nêu các vấn đề chính như: Giới thiệu về phổ hành vi xâm hại, lạm dụng tình dục; Quyền bất khả xâm phạm về thân thể cá nhân; Hành vi dẫn dụ làm thân; Nhận diện các tình huống an toàn và không an toàn; Cách nói không một cách nhất quán và tự tin; Tầm quan trọng và cách thức chia sẻ những bí mật với người lớn; Nhận diện các dạng động chạm phù hợp và không phù hợp.
Về phương pháp tổ chức giảng dạy, phần nhiều các chương trình có hiệu quả đều sử dụng đa dạng các phương pháp trong đó có chiếu phim, đóng vai trong đó tình huống sân khấu hoá chiếm đa số. Các phương pháp giảng dạy quy trình hoá từ làm mẫu hành vi – yêu cầu tập luyện đóng vai – đưa ra phản hồi điều chỉnh – tiếp tục thực hành đóng vai – mở rộng các tình huống để khái quát hoá kỹ năng (qua game, bài luận thu hoạch, viết truyện, giải quyết tình huống mẫu) được vận dụng nhiều.
Ngoài ra, các bằng chứng đi trước cũng cho thấy nhiều phương pháp khác cũng được áp dụng trong quy trình tổ chức giáo dục phòng chống kỹ năng xâm hại tình dục cho các em còn sử dụng các bài hát, các phương tiện hỗ trợ trình chiếu, hình ảnh, thời gian phản hồi trực tiếp với giảng viên hoặc giám sát sau đó. Với những chương trình có hiệu quả, luôn có phần giới thiệu những nội dung giáo dục với cha mẹ của trẻ và có mạng lưới kết nối sau khoá tập huấn giữa học sinh – cha mẹ - nhà trường - các tổ chức bảo vệ trẻ em và các số điện thoại hỗ trợ khẩn cấp.
Cá nhân tôi mong muốn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sẽ rà soát lại nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức của các chương trình giáo dục phòng chống xâm hại hiện hành để đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
Hình ảnh trích xuất từ camera thang máy chung cư ở Hà Nội cho thấy, người đàn ông đá vào vùng nhạy cảm của cậu bé.
" alt=""/>'Thủ phạm xâm hại trẻ em không chỉ là những kẻ có diện mạo bất hảo'